Quản lý vận hành là gì? 4 mô hình quản lý hiệu quả cho doanh nghiệp

Tháng Một 25, 2024

Quản lý vận hành là chìa khóa thành công cho mọi doanh nghiệp, từ nhỏ đến lớn. Thông qua đó, doanh nghiệp mới có thể thúc đẩy lợi nhuận và giữ vững lợi thế cạnh tranh. Vậy quản lý vận hành là gì? Bài viết này sẽ đưa bạn khám phá tầm quan trọng, nguyên tắc cũng như bước xây dựng quy trình vận hành hiện đại.

Quản lý vận hành là gì?

Quản lý vận hành là gì? Đây là một quá trình giúp doanh nghiệp quản lý các cơ cấu, quy trình kinh doanh và sử dụng hợp lý các nguồn lực của mình để tối ưu hóa hiệu suất và tăng lợi nhuận.

Nó liên quan đến việc lập kế hoạch, tổ chức và giám sát các quy trình để cân bằng doanh thu và chi phí và đạt được lợi nhuận hoạt động cao nhất có thể. Ngoài ra, kỹ năng con người, tính sáng tạo, phân tích hợp lý và kiến ​​thức công nghệ đều quan trọng để thành công trong quản lý vận hành.

>>> Xem thêm: 05 tiêu chí đánh giá app bán hàng nhất định bạn phải biết

Quản lý vận hành là gì? 4 mô hình quản lý hiệu quả cho doanh nghiệp
Quản lý vận hành là gì? 4 mô hình quản lý hiệu quả cho doanh nghiệp

Các hoạt động chính của quản lý vận hành bao gồm:

  • Dự báo năng lực sản xuất sản phẩm/dịch vụ;
  • Giám sát nhiều bộ phận và đưa ra mục tiêu;
  • Giám sát và hợp lý hóa các quy trình;
  • Cân đối doanh thu và chi phí;
  • Phát triển các kế hoạch chiến lược và phân bổ nguồn lực hợp lý;
  • Quy hoạch và bố trí cơ sở sản xuất.

Hiểu được quản lý vận hành là gì sẽ giúp bạn có cái nhìn sâu rộng hơn về hoạt động, chiến lược và mang lại tiến độ công việc tốt hơn

Sự quan trọng của quản lý vận hành đối với doanh nghiệp

Vận hành là nền tảng về cách thức hoạt động của một doanh nghiệp (về chuỗi cung ứng và hậu cần). Lợi nhuận phụ thuộc vào hoạt động tinh gọn, hiệu quả. Hoạt động kinh doanh kém có thể đe dọa sự sống còn của doanh nghiệp, vì vậy các quy trình phải được tối ưu hóa. Việc tuyển dụng đúng nhân viên và các địa điểm sản xuất phải có tính chiến lược, đạo đức và an toàn.

Sau khi biết được quản lý vận hành là gì. Hãy cùng Tichdiem.vn tìm hiểu về các mô hình quản lý vận hành hiệu quả cho doanh nghiệp sau đây:

Các mô hình quản lý vận hành cho doanh nghiệp

Hiện nay có 4 mô hình quản lý vận hành hiệu quả, được nhiều doanh nghiệp áp dụng như: Lean Manufacturing, Six Sigma, BPR và RMS.

1. Lean Manufacturing – Sản xuất tinh gọn

Lean Manufacturing là mô hình nhằm tối ưu hóa hiệu suất và giảm lãng phí trong quy trình sản xuất. Được phát triển từ Toyota Production System, mô hình này tập trung vào việc loại bỏ mọi hoạt động không có giá trị gia tăng, tăng cường sự linh hoạt và đáp ứng nhanh chóng yêu cầu khách hàng.

>>> Tham khảo thêm: Top 5 các công cụ quản lý thành viên tốt nhất 2023

Lean Manufacturing - Sản xuất tinh gọn
Lean Manufacturing – Sản xuất tinh gọn

Mô hình này tin rằng việc sử dụng tài nguyên vì bất kỳ lý do nào ngoài việc tạo ra giá trị cho khách hàng đều là lãng phí và tìm cách loại bỏ nó càng nhiều càng tốt. Vì lý do đó, Lean Manufacturing mang lại những lợi ích to lớn cho doanh nghiệp, bao gồm: 

  • Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và dịch vụ;
  • Tối ưu hóa thời gian sản xuất và cung cấp dịch vụ;
  • Giảm thiểu tối đa chất thải;
  • Tăng khả năng sử dụng trang thiết bị, mặt bằng.

2. Six Sigma – 6 Sigma

Six Sigma (σ) là phương pháp tập trung vào chất lượng bằng cách xác định và loại bỏ các nguyên nhân gây ra lỗi và giảm thiểu sự biến động trong quy trình sản xuất kinh doanh. Six Sigma chỉ cho phép mắc 3 – 4 lỗi/khiếm khuyết trên 1 triệu sản phẩm được sản xuất. Tiêu chuẩn Six Sigma tương đương với tỷ lệ lỗi là khoảng 0,00034% trên tổng sản phẩm/quy trình sản xuất.

Six Sigma - 6 Sigma
Six Sigma – 6 Sigma

Áp dụng Six Sigma theo quy trình DMAIC:

  • D – Define (Xác định): Bạn cần xác định mục tiêu cụ thể và các yếu tố liên quan đến chất lượng. Quyết định dự án và xác định phạm vi kinh doanh để triển khai Sigma là một bước quan trọng cần thực hiện;
  • M – Measure (Đo lường): Bao gồm việc xác định các chỉ số chất lượng, đo lường các thông số quan trọng, xây dựng biểu đồ thống kê hiệu suất hiện tại để tìm ra nguyên nhân sai sót;
  • A – Analyze (Phân tích): Từ kết quả đo, phải xác định được nguyên nhân gốc rễ của lỗi và tìm ra giải pháp. Giải pháp phải được kiểm tra nghiêm ngặt và có phương án dự phòng;
  • I – Improve (Cải thiện): Các biện pháp cải tiến có thể bao gồm những thay đổi trong quy trình sản xuất, thay đổi quy trình làm việc hoặc về thiết kế của sản phẩm;
  • C – Control (Kiểm soát): Cần xây dựng các biện pháp kiểm soát để đảm bảo quy trình mới ổn định và không rơi vào lối mòn của quy trình cũ.

3. Business Process Reengineering (BPR) – Tái cấu trúc quy trình kinh doanh

Tái cấu trúc quy trình kinh doanh là việc thiết kế lại các quy trình kinh doanh để đạt được những cải tiến đáng kể về năng suất, thời gian chu kỳ, chất lượng cũng như sự hài lòng của nhân viên và khách hàng. Nói cách khác là thực hiện đa nhiệm thay vì chỉ tập trung vào một công việc.

Các quy trình, tổ chức, cấu trúc và công nghệ là những thành phần chính của BPR. Hoạch định tài nguyên doanh nghiệp (ERP) và BPR gần như phát triển cùng lúc, cả hai đều có mục đích chính là tối ưu hóa quy trình làm việc và cải thiện năng suất.

Business Process Reengineering (BPR) - Tái cấu trúc quy trình kinh doanh
Business Process Reengineering (BPR) – Tái cấu trúc quy trình kinh doanh

Có 8 giai đoạn để thực hiện tái cấu trúc:

  • Project Kick-off – Khởi động dự án;
  • Project Identification & Data Gathering – Nhận dạng quy trình và thu thập dữ liệu;
  • Process Consulting – Tư vấn quy trình;
  • Process Reengineering – Tái cấu trúc quy trình;
  • Blueprint for New System – Kế hoạch chi tiết cho hệ thống mới;
  • Change Management – Thay đổi cách quản lý;
  • Transformation – Chuyển đổi;
  • Project Management – Quản lý dự án.

4. Reconfigurable manufacturing system (RMS) – Hệ thống sản xuất có thể cấu hình lại

RMS được phát triển ban đầu bởi Trung tâm Nghiên cứu Kỹ thuật của Đại học Michigan. Hệ thống này sẽ nhanh chóng điều chỉnh năng lực sản xuất và vận hành hiệu quả phù hợp với trước những thay đổi của thị trường hoặc hệ thống hiện tại của doanh nghiệp. Khi có sự thay đổi đột ngột xảy ra trên thị trường, hệ thống này có thể cấu hình lại để đáp ứng một cách hiệu quả. Đây là ưu điểm lớn nhất của RMS.

Reconfigurable manufacturing system (RMS) - Hệ thống sản xuất có thể cấu hình lại
Reconfigurable manufacturing system (RMS) – Hệ thống sản xuất có thể cấu hình lại

Hệ thống này thường sử dụng công nghệ, thiết bị có khả năng tự động hóa cao, từ đó giảm thiểu thời gian chuyển đổi giữa các sản phẩm/dịch vụ. Bằng cách sử dụng RMS, doanh nghiệp có thể tăng tính linh hoạt và tăng khả năng phản hồi, giảm lãng phí và tăng hiệu suất tổng thể.

>>> Xem thêm: Lý do nên sử dụng phần mềm quản lý bán hàng tích điểm thay vì thẻ cứng

Tạm kết

Quản lý vận hành là một phần quan trọng đối với sự thành công của doanh nghiệp vừa và nhỏ. Khi doanh nghiệp hiểu được quản lý vận hành là gì và áp dụng các mô hình trên hiệu quả. Kết quả mang lại là hiệu suất được nâng cao, sự linh hoạt trong bất kỳ thách thức trong môi trường kinh doanh ngày nay.

Nếu bạn có thắc mắc, vui lòng liên hệ:

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời